Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Mục tiêu SMART | Hệ thống mục tiêu SMART là gì? | Lữ Đình Luân

Mục tiêu SMART | Hệ thống mục tiêu SMART là gì? | Lữ Đình Luân

  • bởi
Hệ thống mục tiêu Smart

Hệ thống mục tiêu SMART là gì?

Hệ thống mục tiêu SMART giúp bạn đưa ra những định hướng rõ ràng về các nhiệm vụ cần thực hiện giúp tối ưu hóa kết quả công việc. Vậy hệ thống mục tiêu SMART là gì? Và làm sao để đặt hệ thống mục mục tiêu SMART hiệu quả. Hãy cùng ludinhluan.com tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa về mục tiêu của Smart

Hiện nay, việc lên kế hoạch cụ thể, đặt mục tiêu rõ ràng trong học tập và làm việc đang là việc làm không thể bỏ qua đối với mỗi chúng ta. Điều đó làm tăng tính chủ động và là thước đo đánh giá chính sự thay đổi, tiến bộ của bản thân. Có rất nhiều các nguyên tắc xây dựng mục tiêu khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là SMART. Vậy các bạn nghĩ mục tiêu SMART là gì? Hiểu một cách đơn giản nó là sự kết hợp của 5 yếu tố đó là Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time – Bound.

Định nghĩa về hệ thống mục tiêu SMART

Specific: S – SMART (Cụ thể)

Bạn cần một mục tiêu cụ thể, không mơ hồ, không chung chung, một mục tiêu càng cụ thể thì việc thực hiện càng trở nên dễ dàng. Ví dụ như, trong trường hợp bạn muốn mua nhà. Thay vì “tôi muốn mua nhà” bạn hãy đặt mục tiêu “tôi sẽ tiết kiệm”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng càng chi tiết thì khả năng thực thi sẽ càng cao. Nếu bạn đã xác định được mục đích mà mình muốn làm thì khi đó bạn sẽ có thể vạch rõ những điều cần làm để đạt được mục đích đó.

Measurable: M – SMART (Đo lường được)

Công việc có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng đo lường. Có nghĩa là khi thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn cần gắn mục tiêu với mức độ đánh giá cụ thể. Ví dụ như bạn muốn kết quả học tập cuối khóa của bạn đạt được điểm cao, thì đồng nghĩa với việc điểm số của bạn phải đạt được đó là 8, 9 hoặc 10 điểm. Việc đưa ra con số cụ thể trong đo lường sẽ thúc đẩy sự cố gắng trong bạn.

Attainable: A – SMART (Khả năng thực hiện được)

Mức độ khả thi trong thực hiện kế hoạch cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi đưa ra mục tiêu. Tức là bạn phải nhìn nhận vào khả năng của bản thân trước khi đưa ra cho mình một kết quả cần đạt được. Việc đưa ra một kết quả quá cao sẽ khiến bạn chán nản và dẫn đến tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ lập cho mình một mục tiêu đơn giản, dễ dàng, vì khi mục tiêu quá dễ dàng đạt được sẽ không tạo cho bạn cảm giác hứng thú.

Relevant: R – SMART (Tính thực tế)

Tính thực tế cũng đồng nghĩa với khả năng thực hiện. Bạn nên vạch định rõ ràng các yếu tố nhằm mục đích tăng tính thực tế cho mục tiêu của mình như: nhân lực, thời gian, tiền của, thời gian,…Giả dụ như bạn đang muốn đi du lịch vòng quanh thế giới thì mục tiêu mà bạn hướng đến là gì? Không gì khác đó chính là chi phí, thời gian và sức khỏe.

Time bound: T – SMART (Đặt khung thời gian)

Bất kỳ một mục tiêu nào dù lớn hay nhỏ cũng cần đặt ra khung giờ để hoàn thành nó. Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của bạn. Và nó cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bản thân bạn. Nếu thời gian đặt ra chưa phù hợp với mục tiêu bạn có thể điều chỉnh nó sao cho hợp lý nhất để có thể đạt được mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Các yếu tố liên quan về đặt hệ thống mục tiêu SMART

Khi các bạn đã hiểu về SMART là gì? Bạn có thể tự đặt ra mục tiêu SMART cho mình dựa vào 5 yếu tố Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time-Bound. Cụ thể như sau:

Các yếu tố đặt mục tiêu Smart

-Định hình mục tiêu của bạn: Xác định rõ  bạn đang muốn điều gì? Cân nhắc tính thực tế và khả thi khi thực hiện mục tiêu trong khung thời gian hoàn thành cũng như kết quả cụ thể đang được đặt ra.

-Viết lại mục tiêu ra giấy: Nghĩ thôi chưa đủ, cách tạo động lực tốt nhất chính là viết những gì bạn mong muốn đạt được ra giấy. Hãy nhớ rằng viết mục tiêu SMART theo thứ tự ưu tiên từ lớn đến nhỏ. Bạn có thể dán ở những nơi giúp bạn dễ nhìn thấy. Đó chính là động lực giúp bạn thực hiện nhiệm vụ.

-Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện: Cụ thể hóa mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện theo ngày/tuần/tháng/năm, xây dựng chi tiết từng nhiệm vụ cần thực hiện và phương pháp thực hiện chúng.

Xây dựng mục tiêu theo các yếu tố của nguyên tắc SMART khá đơn giản và dễ dàng mang lại những hiệu quả bất ngờ.Trong khi thực hiện mục tiêu bạn cần thường xuyên kiểm tra xem tiến độ thực hiện của mục tiêu đến đâu, có thể rút ngắn thời gian lại hay không và có cần thay đổi gì để có thể tối ưu thời gian thực hiện không.

-Một trong những thứ quan trọng nhất trong việc quyết định thành công hay thất bại đó là xác định được mục tiêu công việc. Nó không chỉ tạo ra động lực mà nó còn làm cho quá trình thực hiện nhiệm vụ trở nên dễ dàng, khoa học và thuận tiện hơn. Xây dựng mục tiêu SMART là sự lựa chọn thông minh nhất giúp bạn quản lý tốt thời gian thực hiện mục tiêu. Không chỉ đối với các cấp quản lý mà ngay cả nhân viên cũng cần thiết lập mục tiêu SMART cho mình. Với nhiệm vụ, thời gian như nhau, khi xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ giúp bạn có thể hoàn thành mục tiêu trong thời gian sớm và mang lại hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mục tiêu SMART là gì?. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học chuyên sâu về vấn đề này thì hãy liên hệ với chúng tôi qua website Ludinhluan.com

Cách đặt mục tiêu Smart

Lữ Đình Luân – Chuyên Gia Marketing

Liên hệ Facebook: Lữ Đình Luân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *